Kể tiếp đến những bản làng xinh đẹp ở Sapa thì không thể không nhắc tới bản Tả Phìn. Địa điểm này không gần trung tâm, là một trong những địa điểm du lịch xa nhất Sapa, ở tận tít chân dãy Hoàng Liên Sơn nên có nhiều du khách chưa đến đây. Địa điểm này được các tín đồ của phượt vô cùng yêu thích. Và cả những du khách đã từng đặt chân đến đây chắc chắn bị chinh phục bởi vẻ đẹp bình yên.
Cũng vì nằm ở vị trí khá xa nên bản
Tả Phìn vẫn giữ được phong cảnh hoang sơ và người dân tộc bản địa ở đây vẫn lưu
giữ được những bản sắc văn hóa đậm đà nhất.
Cùng reviewsapa đi tìm hiểu là bản
Tả Phìn nhé!!!
Bản Tả Phìn nằm ở đâu?
Bản Tả Phìn nằm ở chân dãy Hoàng
Liên Sơn, cách thị trấn Sapa khoảng 12km. Ở đây có dân tộc người Dao và người
Mông.
Di chuyển đển bản Tả Phìn như thế nào?
Đi bản Tả Phìn từ trung tâm thị
trấn Sapa, du khách đi men theo tuyến đường quốc lộ 4D khoảng chừng 5km. Sau
đó, tiếp tục rẽ trái tới cổng bán vé bản Tả Phìn. Tại đây, bạn mua vé tham quan
để vào thăm bản. Từ đây, bạn muốn tới đầu bản phải đi thêm chặng đường khoảng
7km.
Đường đến bản Tả Phìn khá khó đi,
du khách phải vượt qua những con đường đèo dốc ngoằn nghèo khúc khuỷu. Có những
đoạn đường dốc và lại nhỏ chỉ đủ cho một xe đi, những xe đi ngược chiều thì phải
nép sát vào vách núi để tránh nhau. Đường khá khó đi nên tại đây cũng có các
bác xe ôm đi quen đường sẽ hỗ trợ du khách di chuyển từ thị trấn Sapa.
Chi phí tham quan bản Tả Phìn Sapa
Giá vé vào bản: 20K/1 người
Giá xe ôm từ thị trấn Sapa đến bản
khoảng 120K – 150K
Chi phí ăn uống đặc sản tại bản
khá hạt dẻ, chỉ khoảng hơn 100 ngàn cho
1 người là du khách đã có 1 bữa ăn no nê đầy đủ.
Thuê homestay ở bản có giá khoảng
200K/1 đêm
Bản Tả Phìn Sapa có gì hấp dẫn du khách?
1. Những thuở ruộng bậc thang
Ruộng bậc thang là một phần không thể thiếu của người dân tộc tại các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta. Những thuở ruộng tầng tầng lớp lớp được tạo ra bởi quá trình canh tác lâu năm, cong cong uốn lượn tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp.
Du lịch bản Tả Phìn vào tháng 5,
du khách sẽ được xem mùa nước đổ, những thuở ruộng ngập tràn trong nước để chuẩn
bị cho vụ canh tác. Đến tháng 9, đầu tháng 10, những cánh đồng lúa sẽ bước vào
mùa chín vàng để thu hoạch. Dưới ánh nắng trải dài, những thuở ruộng bậc thang
mùa lúa chín vàng óng trông tuyệt đẹp khi nhìn từ trên cao. Ruộng bậc thang vào
mùa lúa chín được coi là mùa vàng, còn vào mùa nước đổ thì được mệnh danh là
dòng suối bạc. Nên cả 2 thời điểm trên đều là thời điểm đi du lịch Sapa lý tưởng.
2. Hang động Tả Phìn
Hang động bản Tả Phìn còn được
người dân địa phương gọi là Ti Ổ Cẩm, thuộc vào một dãy núi cùng nhánh với
Hoàng Liên Sơn. Hang động có chiều cao khoảng 5m, chiều rộng chừng 3m. Từ phía
cửa hang xuống tới sâu lòng đất chỉ một người chui vừa, bạn phải đi thêm chừng
30m nữa. Càng đi xuống sâu, lòng hang như càng hẹp lại, hun hút. Hang động này
thu hút du khách bởi những khối đá thạch nhũ lớn với đủ các hình dạng.
3. Tu viện Tả Phìn
Tu viện Tả Phìn được xây dựng vào năm 1942, là nơi dành cho các nữ tu theo đạo Kito giáo sinh hoạt trong suốt nhiều năm trước khi rời về Hà Nội năm 1945 do tình hình an ninh bất ổn. Tu viện được xây dựng bằng đá ong vững chắc nên những bức tường, trụ cột vẫn còn tồn tại đến ngày nay và trở thành một điểm checkin vô cùng hot với giới trẻ.
Tu viện thu hút giới trẻ đến
check-in vì tu viện Tả Phìn gợi lên một cảm giác hoài cổ với những bức tường
rêu phong cũ kỹ đi cùng năm tháng, tạo cảm giác như đang chụp ảnh ở một tòa nhà
cổ ở phương Tây.
4. Cuộc sống và văn hoá của
người dân tộc
Bản Tả Phìn là nơi sinh sống của
người dân tộc Dao, Mông. Đến đây, 1 trải nghiệm mà du khách không thể bỏ qua chắc
hẳn là khám phá cuộc sống của người dân.
Con đường ở đây rất thân thiện. Nếu
bạn ở nhà của người dân bản để nghỉ ngơi và ăn uống, bạn sẽ được nghe kể về những
câu chuyển về văn hoá và cuộc sống của họ. Những phong tục, tập quán của đồng
bào dân tộc Mông như nghi lễ cưới, hát giao duyên, lễ cúng làng, lễ cúng giải hạn…,
được dàn dựng thành những tiết mục
biểu diễn dành cho du khách tham quan chiêm ngưỡng.
Ngay tại trung tâm bản Tả Phìn ở
Sapa là ngôi nhà cộng đồng với màu đỏ rực, được xây dựng lại với lối kiến trúc
lấy cảm hứng từ chiếc khăn truyền thống của người Dao Đỏ. Đây là nơi sinh hoạt
chung của du khách và người dân. Du khách sẽ được nghe và hiểu hơn về cuộc sống
của người dân vùng cao.
>> Đặc Sắc Lễ Hội Mùa Xuân Vùng Cao
5. Làng dệt thổ cẩm
Thổ cẩm rất quan trọng trong đời
sống của người dân tộc bản Tả Phìn. Nó được dùng trong đời sống sinh hoạt và tượng
trưng cho kỷ vật tình yêu hay của hồi môn trong ngày cưới. Đối với những tộc
người H’Mông hay Dao ở đây, con gái là phải biết thêu thùa mới lấy chồng được.
Nên từ nhỏ, các cô gái đã được dạy se lanh, dệt vải, thuê hoa… Thổ cẩm Tả Phìn
còn được nhiều nơi trong cả nước đặt hàng để bán cho khách và xuất khẩu sang một
số thị trường như Mỹ, Pháp, Ðan Mạch…
Khi dạo chơi tham quan các nẻo đường
trong bản Tả Phìn, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các mẹ, các chị ngồi bên khung cửi
dệt nên những tấm thổ cẩm với đôi bàn tay thoăn thoắt. Bạn cũng có thể xin trải
nghiệm làm thử, sẽ rất thú vị đấy.
6. Nghề khảm bạc
Nghề khảm bạc là nghề nổi tiếng của
người Dao đỏ tại làng Tả Chải, bản Tả Phìn. Trong đời sống của những người Dao
đỏ “giá trị” của các cô gái thể hiện ở các đồ trang sức bằng bạc.
7. Nghề rèn đúc
Nghề rèn đúc tại đây vẫn giữ được
nét truyền thống, xây lò bằng đất, đốt lửa bằng than củi, cho sắt thép vào nung
đỏ, một người kéo bễ, một người tán dập thành những vật dụng cần thiết phục vụ
cho sản xuất và sinh hoạt.
8. Tắm lá của người Dao đỏ
Bài thuốc tắm lá của người Dao đỏ
vô cùng nổi tiếng nên bạn hãy thử khi đến bản Tả Phìn Sapa nhé!!!
Người Dao đỏ có một phong tục
truyền thống rất lâu đời là tắm với lá thuốc thường xuyên, đặc biệt là những
ngày cuối năm, cuối tháng. Ý nghĩa như để gột sạch tất cả những đen đủi của năm
cũ, giúp cơ thể sảng khoái, khỏe mạnh để chào đón năm mới.
Những loại lá thảo mộc được người
dân hái ở trên rừng về, đem rửa sạch, phơi khô. Để có được một bồn tắm chất lượng,
người Dao đỏ có thể dùng 120 lá thuốc khác nhau, ít nhất là hơn 10 loại lá thuốc.
Chi phí cho 1 lần tắm thảo dược này là 150 ngàn/1 lần.
Bài thuốc tắm nước lá này có rất
nhiều công dụng như: giúp tăng cường sinh lực cho đàn ông, giúp các chị em có
làn da căng bóng, mịn màng, giúp người già cải thiện giấc ngủ, giúp các em nhỏ
tăng sức đề kháng và làn da hồng hào hơn. Chữa đau nhức cơ, xương, khớp, cảm
cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt, hoặc để tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi
sinh đẻ, cho người vừa ốm dậy. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi sau khi tắm thấy
cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khỏe được hồi phục.
Tuy bài thuốc này đã được sản xuất
phổ biến trên thị trường hiện nay nhưng tắm chính gốc của người Dao chắc chắn vẫn
sẽ là tốt nhất. Nên hãy thử khi đến du lịch bản Tả Phìn Sapa bạn nhé!!!
Ăn gì tại bản Tả Phìn Sapa
Du lịch bản Tả Phìn Sapa chắc chắn
bạn không thể bỏ qua những món ngon hấp dẫn, đặc sản của vùng đất Tây Bắc như
thịt lợn cắp nách kho, thịt gà bản xào sả, canh thịt lợn nấu măng và sấu.
** Món ăn của người dân tộc tại
đây có thể không hợp với khẩu vị của bạn. Hãy dự trữ 1 chút đồ ăn để chống đói
nhé!!!
Ở đâu khi du lịch bản Tả Phìn
Ở bản Tả Van, du khách có thể lưu
trú tại các homestay như Sapa homestay Ta May, Ta Phin stone Garden Ecological,…
Một số lưu ý khi đi du lịch bản Tả Phìn Sapa
Là bản làng đặc trưng của dân tộc
Dao và Mông, du lịch Bản Tả Phìn Sapa du khách nên nắm được một số phong tục tập
quán:
+ Theo quan niệm của người dân tộc
nơi đây, khách muốn vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Nhà người
Mông thường có một cây cột to nhất chôn sâu xuống đất cao đến tận nóc nhà. Đây
gọi là cột cái, nơi ma quỷ trú ngụ, bạn không được treo quần áo hay ngồi dựa
lưng vào cây cột đó.
+ Gian giữa nhà là nơi thờ cúng
nên khách không được phép ngồi ở đây.
+ Ghế đầu bàn là vị trí dành cho
cha mẹ, du khách cũng không được phép ngồi vào
+ Khi chủ nhà mời uống nước, uống
rượu, nếu bạn không muốn uống thì hãy từ chối khéo chứ không được úp bát xuống
bàn. Chỉ có thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma.
+ Khi vào bản bạn lưu ý không mặc
các loại đồ màu trắng vì đó là màu sắc của tang lễ, cũng không được huýt sáo
khi dạo chơi ngắm cảnh bản. Lí do vì người dân tộc cho rằng âm thanh tiếng huýt
sáo là tiếng gọi ma quỷ về bản.
+ Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người ta cho rằng hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện.
Đường vào bản là đường đồi núi khó đi và nhiều ổ gà, bạn nên lựa chọn trang phục gọn gàng và đi giầy thể thao tiện di chuyển.
Đi tham quan hang Tả Phìn, bạn nên mang theo đèn pin vì đường vào hang khá sâu và tối.
Khi sử dụng dịch vụ tắm lá của
người Dao Đỏ, bạn không nên tắm lúc quá đói, hoặc quá no, cũng không nên tắm
lâu quá vì dễ bị say thuốc. Bạn chỉ nên ngâm mình trong làn nước tắm trong khoảng
thời gian 15-30 phút thôi, đừng nghĩ là ngâm càng lâu thì các khoáng chất thẩm
thấu qua da vào cơ thể càng nhiều thì càng tốt nha! Bạn cũng không cần tắm
tráng lại với nước sau khi ra khỏi bồn, chỉ cần lau khô rồi mặc quần áo là được.
Người có thể chất yếu có thể bị say thuốc.
>> Xem thêm: Bản Cát Cát - bản làng xinh đẹp của vùng núi Tây Bắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét